Làm gì để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ khi dùng điện thoại?

Luôn luôn rút sạc ra khỏi ổ cắm điện khi không sử dụng, ổ cắm điện phải có thiết bị che bảo vệ là một trong những lời khuyên thầy thuốc đưa ra để phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ khi dùng điện thoại.

Nhiều bệnh viện trên cả nước tiếp nhận không ít trường hợp vào cấp cứu liên quan đến đang sạc điện thoại.  

Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình (Hà Giang) hồi đầu tháng 9 cho biết tiếp nhận cháu D.B.N (3 tuổi, trú tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) nhập viện trong tình trạng chấn thương, vết thương bàn tay phải. Theo lời kể của gia đình, trong lúc chơi ở nhà, cháu bé cầm vào đầu của dây sạc điện thoại vẫn được cắm vào nguồn điện. Bất ngờ, cháu bị điện giật.

Gia đình phát hiện đã gạt cháu ra, giải phóng khỏi nguồn điện. Tuy nhiên, điện giật đã làm cháu bé tổn thương tại nhiều vị trí ở bàn tay, quấy khóc do đau đớn.  

Sau 3 ngày xảy ra vụ việc, cháu được gia đình đưa vào viện, lúc này đã bị hoại tử khô ngón 1 tay phải, sưng nóng đỏ, lộ gân xương tay phải; hoại tử khô đốt xa ngón 2 kèm lộ xương đốt bàn ngón 2 tay phải. Ngay lập tức các bác sĩ sơ cứu, cắt lọc loại bỏ các tổ chức bị hoại tử và rửa vết thương. 

Hồi tháng 6, khi đang sử dụng điện thoại, do máy hết pin nên bé trai 7 tuổi ở Thanh Hóa cắm sạc pin để dùng tiếp. Do còn nhỏ tuổi và bất cẩn nên trong lúc cắm sạc, bé trai bị điện giật nằm bất động trên giường. Khi người thân vào nhà thì phát hiện bé trai bị điện giật, và đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng bé không qua khỏi.

Đơn vị Bỏng thuộc Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, trước đó điều trị cho một bé gái 29 tháng tuổi (Hà Nội) nguy kịch do sạc pin điện thoại.  

Gia đình cho biết trẻ chơi cùng chị gái 5 tuổi còn người nhà nấu cơm, thấy điện thoại đang sạc pin, trẻ đã tự ý rút sạc điện thoai để chơi, khiến trẻ bị điện giật. Sau tai nạn, trẻ nằm bất tỉnh, tím tái, lòng bàn tay trái cháy đen. May mắn chị gái của cháu (5 tuổi) đang đạp xe gần đó, thấy em bị điện giật nên chạy gọi người nhà, hô hoán.

Trẻ được hàng xóm gần nhà chạy đến giúp đỡ, sau đó tiến hành sơ cứu ép tim, sau ép tim cháu tỉnh lại, gia đình lập tức đưa cháu đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu và tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi tại khoa Cấp cứu Chống độc, trẻ đã được đánh giá, điều trị nguy cơ về tim mạch và nguy cơ suy thận cấp. Khi tình trạng trẻ ổn định, thầy thuốc mổ cắt lọc hoại tử, chuyển vạt da, ghép da vùng bàn tay để giữ lại bàn tay cả về chức năng và thẩm mỹ cho trẻ. 

w sv nhi 5 1 980
Thầy thuốc thăm khám cho một bệnh nhi điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Phùng Công Sáng, Phụ trách đơn vị Bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết các thiết bị sạc điện thoại thường có bộ phận đổi điện áp, có đầu ra điện áp rất thấp. Tuy nhiên nếu dây cắm hở, đầu cắm bị lỗi vẫn có thể gây nguy hiểm.

Đối với trẻ nhỏ vốn rất hiếu động, hay nghịch ngợm và tò mò, tai nạn liên quan đến sạc điện thoại xảy ra không hiếm, chủ yếu do các bé nghịch sạc điện thoại vẫn cắm vào nguồn điện hoặc do cầm điện thoại chơi khi đang sạc.

Bác sĩ Sáng khuyến cáo, để tránh những tai nạn thương tâm và đáng tiếc xảy đến với trẻ nhỏ liên quan đến điện thoại, cha mẹ cần lưu ý:

– Luôn luôn rút sạc ra khỏi ổ cắm điện khi không sử dụng, ổ cắm điện phải có thiết bị che bảo vệ.

– Không để bé chơi điện thoại trong khi đang sạc pin.

– Đặt điện thoại đang sạc ở xa tầm với của bé.

– Đảm bảo dây sạc được đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách.

– Nhà có trẻ nhỏ cha mẹ cần luôn có người trông coi, theo dõi thật cẩn thận.

Võ Thu, Tuấn Anh, Bích Hạnh, Hoàng Hà

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==
Những lưu ý quan trọng cha mẹ cần biết để phòng ngừa tai nạn rắn cắn cho conTừ tháng 5 đến tháng 11, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và nhiều cơ sở y tế trên cả nước tiếp nhận trẻ bị rắn độc cắn nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *