Một số sản phẩm được quảng cáo trên mạng về khả năng thải độc, làm sạch ruột nhưng dẫn tới tiền mất, tật mang. Theo bác sĩ Trần Đức Cảnh (Bệnh viện K), bạn có thể chọn cách làm sạch hệ tiêu hóa an toàn hơn.
Tôi làm công việc văn phòng nên ngồi nhiều, ít vận động, tích tụ mỡ bụng. Tôi còn bị táo bón thường xuyên. Gần đây, tôi nghe quảng cáo về trà thải độc, trị táo bón, giảm béo bụng, một năm, chỉ cần uống 1 hộp là vòng eo giảm 4-5cm, không lo mắc bệnh tiêu hóa. Xin bác sĩ tư vấn việc làm sạch ruột như vậy có hiệu quả hay không? (Lê Việt Hằng – 28 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Đức Cảnh – Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội) trả lời:
Có nhiều quảng cáo trên mạng về súc rửa, làm sạch ruột để ruột hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, chống táo bón, giảm cân, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có ung thư.
Tuy nhiên, nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua các sản phẩm quảng cáo về tháo thụt, làm sạch ruột. Không chỉ có nguy cơ tai biến, súc rửa hệ tiêu hóa còn phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại hoặc mầm bệnh sinh sôi với số lượng lớn dẫn đến các bệnh đường ruột.
Thay vào đó, bạn có thể thực hiện 6 cách làm sạch hệ tiêu hóa đơn giản, chuẩn y khoa ngay tại nhà như sau:
Thứ nhất, uống đủ nước và ăn nhiều hoa quả như dưa hấu, cà chua, rau diếp. Trung bình mỗi ngày, bạn cần uống 2,5 lít nước, chia làm nhiều lần trong ngày, không đợi khát mới uống.
Thứ hai, làm sạch ruột với muối. Bạn pha loãng hai thìa cà phê muối biển hoặc muối hồng Hymalaya vào 1 lít nước ấm. Bạn uống khi bụng đang đói. Chú ý, biện pháp này không dùng cho bệnh nhân cao huyết áp.
Thứ ba, áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ và các loại rau quả, ngũ cốc. Rau xanh, trái cây được xem là bài thuốc quý giúp con người sống khỏe hơn, không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung nhiều vitamin.
Thứ tư, uống nước ép rau quả và sinh tố. Trong nước ép, sinh tố có nhiều chất giúp làm sạch đại tràng. Ngoài ra, loại nước này còn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch đường ruột.
Thứ năm, bổ sung probiotics trực tiếp hoặc gián tiếp qua các loại sữa chua.
Thứ sáu, sử dụng các loại trà thảo mộc giúp điều trị táo bón và làm sạch hệ tiêu hóa rất tốt. Bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng trà thảo dược và chỉ uống ở một mức độ vừa phải để không gây tác dụng phụ.
Loại cây mọc hoang có thể nấu canh, chữa đủ loại bệnh
Cây chùm ngây có nhiều công dụng chữa bệnh và giàu dinh dưỡng. Trong đó, phải kể đến tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa phù nề, thấp khớp cũng như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn…
Loại hoa dân dã ăn ngon, nhiều công dụng
Hoa chuối có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon đồng thời chứa các chất giúp ổn định cholesterol và đường huyết, tốt cho hệ tiêu hóa.