Bác sĩ giải thích lý do luôn bỏ giày dép ở ngoài cửa

Sau khi tốt nghiệp ngành y, bác sĩ người Mỹ bắt đầu để giày bên ngoài vì lo lắng mang vi trùng có hại về nhà, lây lan mầm bệnh cho con nhỏ.

Bỏ giày dép ở cửa trước khi bước vào nhà là thói quen ở châu Á nhưng không phổ biến ở các nước Âu Mỹ. Mới đây, một bác sĩ Mỹ đã cảnh báo rằng tốt nhất bạn nên để giày ngoài cửa để tránh một số nguy cơ gây hại cho sức khỏe, bao gồm cả nhiễm trùng đường ruột. 

Tiến sĩ Saurabh Sethi là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa được đào tạo tại Đại học Harvard và Đại học Stanford (Mỹ). Anh bắt đầu để giày ngoài cửa sau khi trở thành bác sĩ vì “lo lắng mang vi trùng có hại từ bệnh viện, phòng khám và trung tâm phẫu thuật về nhà mình”. Vị bác sĩ này đã lấy vợ và có con nhỏ. 

bo giay ngoai cua 670
Bỏ giày dép ngoài cửa là thói quen tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Houseofwellness

Tiến sĩ Sethi đã làm bác sĩ được 20 năm, có phòng khám chuyên khoa tiêu hóa riêng ở Fremont, California. Anh chia sẻ trên tài khoản Instagram của mình: “Là một bác sĩ, tôi tuân thủ nghiêm ngặt thói quen không mang giày vào trong nhà. Lý do là giày có thể chứa nhiều chất độc, bao gồm thuốc trừ sâu, hóa chất, virus, vi khuẩn và kim loại nặng như chì”. 

Theo Newsweek, dữ liệu tổng hợp của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Vệ sinh Mỹ công bố ghi nhận “một lượng lớn vi khuẩn” ở cả đế và bên trong giày. Tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi trùng học và giảng viên Đại học Arizona, đã tìm thấy trung bình 421.000 đơn vị vi khuẩn ở bên ngoài giày và hơn 2.800 đơn vị ở bên trong.

Tiến sĩ Gerba cho biết: “Phổ biến nhất (chiếm tới 96%) là vi khuẩn coliform và E. coli ở bên ngoài giày cho thấy sự tiếp xúc thường xuyên với phân, có thể từ sàn phòng vệ sinh hoặc tiếp xúc với phân động vật ngoài trời”. 

E. coli là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng và nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Mang giày vào nhà gây nguy cơ đặc biệt đối với những hộ gia đình có trẻ biết bò, có thói quen cho mọi thứ vào miệng. “Để tránh những nguy cơ này và giữ gìn sức khỏe cho các thành viên, tôi khuyến khích mọi người nên cởi giày trước khi vào nhà bạn hoặc bất kỳ nơi cư trú nào”, Tiến sĩ Sethi nói trong clip.

Đối với những người không thể hoặc không muốn cởi giày, sử dụng bọc giày dùng một lần là một lựa chọn để giảm thiểu việc truyền chất ô nhiễm. Tiến sĩ Sethi cho biết: “Lớp bọc tạo ra một rào cản giữa giày và các bề mặt trong nhà, giảm nguy cơ lây lan bụi bẩn và chất gây ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh sàn và các bề mặt là một biện pháp vệ sinh tốt”.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Bác sĩ lái máy bay trực thăng đi làm

NHẬT BẢN – Buổi sáng, bác sĩ Tsugita khám cho bệnh nhân ở một hòn đảo. Tới chiều, ông lái trực thăng hết 10 phút tới kiểm tra sức khỏe cho người dân ở đảo khác.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Bác sĩ cứu bệnh nhân trên máy bay bằng đồng hồ mượn của tiếp viên

Bác sĩ người Anh đo nồng độ oxy trong máu của hành khách bằng ứng dụng trên đồng hồ thông minh của tiếp viên hàng không.

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==

Một vết xước khiến người phụ nữ phải phẫu thuật 55 lần

Người phụ nữ ở Anh đã phải trải qua 55 ca phẫu thuật sau khi dây của chiếc cần câu khiến chân cô bị xước và nhiễm trùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *