Làm sao để tránh các tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường?

Tật khúc xạ học đường là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay ở lứa tuổi học sinh, trong đó phổ biến nhất là cận thị.

Theo bác sĩ Trung tâm Y tế quận 1, TP.HCM, người bị cận thị khó khăn khi nhìn các vật ở xa, khi nhìn vật từ xa có thể gây mỏi mắt và nhức đầu. Nếu cận thị nặng, võng mạc của mắt có thể mỏng đi, gây tổn thương đến mắt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, tuy nhiên chăm sóc mắt học đường không đúng cách, phát hiện trễ trẻ mắc tật khúc xạ là những nguyên nhân làm số trẻ mắc tật khúc xạ học đường đang ngày một nhiều.

Triệu chứng sớm của tật khúc xạ là nhìn xa hoặc gần mờ hoặc cả hai. Nhức đầu có thể do trương lực cơ mi bù trừ quá mức hoặc nheo mắt và cau mày kéo dài.

Tật khúc xạ có thể góp phần gây mỏi mắt (mắt khó chịu và mệt mỏi), trong đó nhìn chằm chằm quá nhiều (ví dụ: nhìn vào màn hình máy tính) có thể dẫn đến khô bề mặt mắt, gây kích ứng mắt, ngứa, mỏi thị giác, cảm giác dị vật và đỏ mắt.

Mỏi mắt khi đọc và nháy mắt nhiều hoặc dụi mắt là triệu chứng tật khúc xạ ở trẻ em. Điều này làm giảm khả năng tập trung, góp phần ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như hiệu quả học tập của trẻ.

Phòng tránh tật khúc xạ học đường 

Can thiệp sớm tại trường học được xem là rất hiệu quả để quản lý các bệnh về mắt, tình trạng suy giảm thị lực, đặc biệt là tật khúc xạ ở học sinh. Từ các hoạt động truyền thông trong nhà trường, phát hiện sớm các bệnh về mắt và giảm thị lực bằng bảng thị lực thu nhỏ, lập danh sách học sinh giảm thị lực và có bệnh về mắt.

w hocsinhvnn35b3 1 197
Đo thị lực cho trẻ tuổi học đường. Ảnh minh họa: Minh An 

Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo khi xem tivi, trẻ không nên chỉ tập trung vào màn hình mà nên vận dụng thị giác để nhận biết các sự vật xung quanh ngoài tivi. Trẻ cũng nên giới hạn việc xem tivi trong khoảng 1 đến 2 giờ một ngày.

Nên có bàn ngồi học vừa với kích thước cơ thể để trẻ ngồi học được thoải mái, khoảng cách từ mắt đến sách đọc khoảng 30 đến 40cm.

Ánh sáng khi ngồi học phải có sự phân bố và cường độ tốt không gây lóa mắt. Ngoài sự chiếu sáng trong phòng nên có thêm đèn bàn đặt phía bên tay trái (nếu thuận tay phải và ngược lại). Chữ in phải rõ ràng và giấy không quá bóng gây mỏi mệt mắt.

Tùy tình trạng mắt của trẻ (viễn thị trung bình và nặng, cận thị nặng, loạn thị, …) để có lời khuyên nên đeo kính hay không khi đọc sách.

Trong lớp học, trẻ có tật khúc xạ nên được xếp ngồi gần bảng vì có thể kính đeo không đúng tình trạng nhược thị, trẻ chưa đạt được thị lực tối đa nên vẫn không nhìn rõ nếu ngồi xa. Nên thử thị lực tất cả các bé trong lớp để sắp xếp chỗ ngồi phù hợp.

Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc chơi vi tính quá nhiều vì sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác. Trẻ cần được điều hòa giữa học tập sách vở và giải trí ngoài trời, mật độ làm việc gần cần được điều chỉnh thích hợp với sự phát triển của cơ thể và tinh thần của trẻ.

Trẻ có tật khúc xạ không cần cắt giảm bớt chương trình học tập, trừ khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi thị giác do nỗ lực học tập quá lớn. Nên chơi thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời vì các hoạt động này thường đòi hỏi thị giác xa hơn là thị giác gần.

Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 được ban hành nhằm duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong trường học nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.

Chương trình đặt ra mục tiêu 75% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng (độ rọi không dưới 300 Lux); 50% trường học phổ thông bố trí bàn ghế bảo đảm cỡ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù hợp cho học sinh khuyết tật.

100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường.

Minh An 

gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==
Bác sĩ ở TP.HCM chưa có chứng chỉ vẫn khám sức khỏe cho hàng loạt học sinhTrung tâm Y tế quận 6 (TP.HCM) đã cử bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề thực hiện khám sức khỏe cho các học sinh tại trường Tiểu học Bình Tiên. Sở Y tế TP.HCM yêu cầu trung tâm tạm dừng ngay hoạt động này.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *