Đầu tôm được xếp vào một trong 2 bộ phận không nên ăn của con tôm do chứa chất thải và nhiều vi sinh vật.
Xin chào bác sĩ, tôi thấy mọi người giữ lại đầu tôm để xay, giã ra nấu canh. Điều này có tốt không vì tôi nghe nói đầu tôm có thể nhiễm độc. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Nguyễn Thu Hà (Gò Vấp, TP.HCM)
Thạc sĩ, bác sĩ Trương Nhật Khuê Tường – Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tư vấn:
Tôm là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g tôm chứa 17-20g protein và nhiều vitamin, khoáng chất khác như selen, vitamin B12, omega-3, canxi. Tôm tốt cho những người cần giảm béo, ăn kiêng. Ăn tôm còn giảm các bệnh lý tim mạch vì tôm chứa nhiều omega-3, giảm cholesterol trong máu. Tôm bổ sung kẽm, sắt cho những người thiếu dinh dưỡng.
Tôm thích hợp cho tất cả các đối tượng trừ người có tiền sử dị ứng với tôm thì nên thận trọng.
Nhiều người cho rằng đầu tôm nhiều canxi, mắt tôm giúp sáng mắt, tốt cho não nên giữ lại để nấu canh hoặc chiên giòn. Tuy nhiên, đầu tôm là khoang rỗng chứa các chất cặn bã, ký sinh trùng, kim loại nặng gây ảnh hưởng sức khỏe. Bởi vậy, bạn không nên ăn đầu tôm.
Ngoài ra, bạn nên bỏ các chỉ đen đậm nằm trên lưng tôm vì đó là đường tiêu hóa chứa chất thải của tôm, gây sạn khi ăn. Khi bỏ đường chỉ, bạn cần làm thật sạch tôm để khi chế biến được ngon hơn.
Căn bệnh 7 triệu người Việt mắc và 8 thực phẩm cần tránh xa
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến, dễ tái phát. Đây cũng là một trong các yếu tố tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Mỡ lợn có đáng sợ như lời đồn?
Mỡ lợn có ít chất béo bão hòa hơn bơ và là nguồn cung cấp vitamin D, khoáng chất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.
Những người gặp nguy hiểm khi uống sữa
Uống sữa động vật mỗi ngày có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người lại gặp bất ổn sức khỏe khi dùng loại đồ uống này.