Phật thủ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bạn có thể thái lát loại quả này, phơi khô hoặc ngâm đường phèn dùng dần.
Mỗi dịp Tết, gia đình tôi mua rất nhiều quả phật thủ về sắp mâm ngũ quả trưng lên bàn thờ thắp hương, sau đó lại bỏ đi rất lãng phí. Tôi thấy bạn bè chia sẻ phật thủ có thể làm thuốc trị ho. Xin chuyên gia tư vấn cách sử dụng phật thủ trị ho như thế nào? Tôi cảm ơn! (Trần Hồng Minh – Hà Đông, Hà Nội)
Lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Phật thủ là quả thuộc họ cam bưởi, mang ý nghĩa may mắn được sử dụng trên mâm ngũ quả ngày Tết. Loại quả này cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người.
Theo Đông y, phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính âm chữa chứng bụng không tiêu, đau mạn sườn, đau gan, nghẹt họng, đầy hơi.
Theo y học hiện đại, phật thủ chứa nhiều vitamin C, glycoside, đường, axit hữu cơ, có tác dụng giảm đau, giải rượu, bồi bổ dạ dày, tan đờm, chữa ho, hen suyễn.
Sử dụng phật thủ để chữa ho, tiêu đờm có nhiều cách khác nhau. Bạn có thể chế biến phật thủ dưới dạng siro, dùng phật thủ thái lát ngâm đường phèn và hấp cách thủy cho chín và cất vào tủ lạnh. Nếu ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp, không khó thở, không sốt, dùng phật thủ rất tốt. Khi sử dụng, nên dùng 1-2 thìa cà phê, 2 đến 3 lần trong ngày giảm triệu chứng ho.
Nếu trẻ ho do viêm phổi, viêm phế quản cần cho trẻ đi khám, không nên chờ vào hỗ trợ từ phật thủ.
Quả phật thủ còn giúp giải rượu bằng cách lấy phật thủ tươi 30g (khô 10g) sắc nước uống. Để chữa đau dạ dày do lạnh, lấy 15g phật thủ khô và 30g gạo tẻ rang vàng, sắc nước như trà uống 3 lần/ngày hoặc nấu cháo ăn.
Bác sĩ giải thích lý do luôn bỏ giày dép ở ngoài cửa
Sau khi tốt nghiệp ngành y, bác sĩ người Mỹ bắt đầu để giày bên ngoài vì lo lắng mang vi trùng có hại về nhà, lây lan mầm bệnh cho con nhỏ.
Măng được coi là thực phẩm ‘vàng’ nhưng lại chứa chất kịch độc
Măng chứa một lượng cyanide rất cao, dưới tác dụng của enzyme trong dạ dày, cyanide sẽ chuyển hóa thành HCN – một chất độc hại cho cơ thể.